Ngành công nghệ sinh học y dược là ngành rất quan trọng trong ngành y tế, nó kết hợp giữa các kiến thức chuyên môn về sinh học, hóa học, y học và công nghệ để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm y tế như thuốc, vắc-xin, thiết bị y tế và các sản phẩm sinh học khác.
Chính vì điều này đã thu hút đông đảo các thí sinh đam mê nghiên cứu tìm đến và có nhiều thí sinh chưa hiểu hết về ngành. Sau đây là các thông tin mà chúng tôi cập nhật đầy đủ và chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé
Ngành công nghệ sinh học y dược là gì?
Bạn cần biết để làm bằng
Công nghệ sinh học y dược bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nghiên cứu và phát triển thuốc, tế bào mô học, gen học, sinh trắc học và các công nghệ tiên tiến khác như phát hiện và điều trị ung thư, gene chỉnh sửa, tạo mô và tế bào nhân tạo, dịch vụ chẩn đoán y tế, và nhiều ứng dụng khác.
Công nghệ sinh học đang là một ngành đầy triển vọng, mang lại nhiều cơ hội việc làm và đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội.
Ngành công nghệ sinh học y dược điểm chuẩn và các trường đào tạo
Theo chúng tôi tìm hiểu, điểm chuẩn chung của ngành công nghệ sinh học y dược dao động từ 16 đến 23 điểm tùy theo trường xét tuyển. Và chỉ có 6 trường trên toàn quốc đạo tạo ngành công nghệ sinh học y dược.
>>Xem thêm bài viết
Các trường tuyển sinh ngành công nghệ sinh học y dược như sau:
Tên ngành | Điểm chuẩn 2022 |
Trường Đại học Văn Lang | 16 |
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng | 22.8 |
Trường Đại học Công nghiệp TP HCM | 20 |
Ngành công nghệ sinh học y dược thi khối nào?
Khi nhắc đến ngành Công nghệ sinh học y dược thường sẽ đoán được ngay là thi khối A, các môn học gồm Sinh học, Hóa học và Toán học. Bạn có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối B00 (Toán, Sinh học, Hóa học)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Anh)
- Khối D08 (Toán, Sinh học, Anh)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học y dược ra làm ở đâu?
Công việc cụ thể sẽ phụ thuộc vào sở thích, khả năng và kinh nghiệm của từng người. Sau đây chúng tôi sẽ nêu một số ví dụ về những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học y dược:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế: Bạn có thể tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm y tế mới, bao gồm cả thuốc, vaccine, thiết bị y tế,..
- Kiểm định chất lượng sản phẩm y tế: Bạn có thể làm việc trong các phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm y tế.
- Triển khai sản phẩm y tế: Bạn có thể tham gia vào quá trình triển khai và giám sát các sản phẩm y tế trong các cơ sở y tế.
- Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Bạn có thể làm việc tại các công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm y tế để tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.
- Giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Bạn có thể trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các tổ chức y tế.
Mức lương của ngành công nghệ sinh học y dược
Mức lương hiện nay của ngành khá đa dạng, nhưng theo chúng tôi đánh giá ngành sẽ có mức lương khá hấp dẫn tùy thuộc vào trình độ của mỗi người có thể dao động từ 8-20 triệu đồng/tháng.
Các phẩm chất cần thiết để học ngành Công nghệ Sinh học y dược
Bao gồm:
- Kiên trì và cầu tiến
- Khả năng suy luận logic và phân tích.
- Sự tập trung và kiên trì trong việc học tập.
- Khả năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt.
- Sự tinh thần học hỏi và sáng tạo.
- Kỹ năng đọc hiểu và viết tiếng Anh tốt.
- Kiến thức chuyên môn cao.
>>Xem thêm bài viết