Ngành Y Tế Cộng Đồng Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường

Ngành Y Tế Cộng Đồng Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Khi Ra Trường

Ngành Y Tế Cộng Đồng là một ngành ít được người dân quan tâm ở Việt nam. Do đó, có rất nhiều bạn trẻ cũng như phụ huynh thắc mắc sau khi tốt nghiệp ngành y tế cộng đồng thì sẽ làm gì? Để trả lời câu hỏi đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Tổng quan về ngành Y tế cộng đồng

Ngành y tế cộng đồng là một lĩnh vực khoa học chú trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Đây là một ngành tập trung vào phòng ngừa bệnh tật hơn là điều trị bệnh. Các chuyên gia trong ngành y tế cộng đồng thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh cộng đồng như cải thiện môi trường sống, khuyến khích tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống và sử dụng vaccine.

Bộ Y tế là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động của ngành y tế cộng đồng. Bộ Y tế có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của ngành y tế cộng đồng nhằm giúp cho việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật được thực hiện một cách hiệu quả và phụ hợp nhất.

>>Xem thêm bài viết

Ngành Ngôn Ngữ Anh nên học trường nào tại Hà Nội

Ngành Quan Hệ Quốc Tế là ngành gì?

Ngành Quản Trị Kinh Doanh có có xin việc không?

Ngành y tế cộng đồng dạy những gì?

Ngành y tế cộng đồng là một ngành rất quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Các chương trình đào tạo trong ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về  kinh tế, xã hội và tư vấn sức khỏe cho cộng đồng.

Ngoài ra, ngành y tế cộng đồng còn là nơi tập trung nhiều hoạt động nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, nhằm cung cấp những thông tin quan trọng và giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng.

Ngành Y tế cộng đồng sau tốt nghiệp làm gì?

Vì là một ngành bao hàm rất rộng ( kinh tế, xã hội và cả y tế) nên nhu cầu về nhân lực là cực kì lớn. Do đó, các bạn sau khi tốt nghiệp ngành y tế cộng đồng không cần lo về nhu cầu việc làm. Một số việc làm mà các bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp: 

  • Tham gia vào công tác giảng dạy ở những trường có đào tạo về lĩnh vực y tế xã hội.
  • Làm việc tại các ban ngành hay những cơ quan thuộc Bộ y tế tại Trung ương và địa phương.
  • Làm việc tại viện nghiên cứu y tế dự phòng hay viện vệ sinh dịch tễ.
  • Làm việc tại viện ký sinh trùng, côn trùng và sốt rét, các viện y học lao động, viện môi trường,…
  • Làm việc tại các tổ chức chính phủ như Bộ y tế Việt Nam, tổ chức y tế thế giới WHO.
  • Có thể làm việc tại bệnh viện chuyên ngành từ Trung ương cho đến địa phương bao gồm như: Viện lao động xã hội và vệ sinh môi trường, Viện nội tiết trung ương, các bệnh viện nội tiết tuyến tỉnh hay bệnh viện đa khoa tỉnh, trạm y tế xã,…
  • Tham gia vào các dự án, trung tâm y tế chuyên ngành, các chương trình Y tế xã hội quốc gia,…
  • Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến lĩnh vực y tế bao gồm: ABT Associates Việt Nam, Viện nghiên cứu y xã hội học (ISMS), Mediconsult Việt Nam

Lương ngành Y tế cộng đồng như thế nào?

Ngành Y tế cộng đồng được nhà nước xếp vào loại nhóm ngành Y Tế. Vì vậy, mức lương của ngành này được quy định cụ thể bởi pháp luật.

Lương của ngành Y tế cộng đồng được tính theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể như sau:

  • Chức danh cao cấp (hạng I) sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1). Hệ số lương được tính từ 6.2 cho tới 8.0.
  • Chức danh cộng chính (hạng II) được áp dụng hệ số loại A2 (nhóm A2.1). Hệ số lương sẽ được dao động từ 4.4 cho tới 6.78.
  • Chức danh hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1. Hệ số lương dao động từ 2.34 tới 4.98.

Việc xếp lương dựa theo chức danh được quy định với các viên chức đã xếp lương tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Nhờ đó, các bạn sẽ không lo sẽ bị chèn ép lương vì lương đã được nhà nước quy định rõ ràng.

>>Xem thêm bài viết

Ngành kinh doanh tổng hợp

Ngành quản trị nhân sự là gì?

Ngành Y thi khối nào?

Liên Hệ
Chát Ngay